PTN Công nghệ mạng và Truyền thông – NCT Lab

PTN Công nghệ mạng và Truyền thông – NCT Lab

Thông tin chung

Giới thiệu phòng thí nghiệm

Vai trò

Phòng thí nghiệm có vai trò ứng dụng các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực mạng và truyền thông (IoT, AI, mạng di động, mạng Internet thế hệ mới, mạng khả trình SDN…) vào các lĩnh vực ứng dụng khác nhau của cuộc sống (nông nghiệp, thuỷ sản, y tế…) để mang lại những giá trị gia tăng và lợi ích cho người sử dụng.

Lịch sử hình thành phát triển:

Ban đầu khi chưa có thiết bị và cơ sở vật chất, các hoạt động nghiên cứu chỉ được thực hiện trên các công cụ mô phỏng. Từ năm học 2016 – 2017, sử dụng các thiết bị được tài trợ bởi phòng thí nghiệm, các nhóm nghiên cứu đã làm quen với các công nghệ IoT, AI để phát triển một số sản phẩm mẫu trong phạm vi phòng thí nghiệm, hướng đến ứng dụng thực tế như:

  • Hệ thống thu thập dữ liệu y tế dựa trên IoT, để giám sát và trợ giúp chẩn đoán bệnh hô hấp.
  • Hộp đo chất lượng không khí AQI cùng hệ thống thu thập AQI sử dụng chồng giao thức MQTT.
  • Phát triển chồng giao thức IPv6 CoAP/UDP/RPL/6LoWPAN/802.15.4 trên Contiki cho mạch ARDUINO UNO, hướng đến các ứng dụng của thành phố thông minh.
  • Phát triển thuật toán học máy trên chồng giao thức tiết kiệm năng lượng của IoT CoAP/UDP/RPL/6LoWPAN/TSCH để tăng độ tin cậy, hướng đến các ứng dụng trong công nghiệp.

Tiếp theo, từ năm 2017 đến nay, PTN tích cực hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài và các tập đoàn công nghệ lớn trong nước để nghiên cứu phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực IoT và AI trong nông nghiệp và thuỷ sản.

Chuyên môn nghiên cứu chính

  • IoT và các công nghệ mới.
  • AI và xử lý dữ liệu nông nghiệp, thuỷ sản.
  • Mạng quang và tối ưu hoá mạng quang.
  • SDN, ảo hóa mạng, ảo hóa chức năng mạng và nghiên cứu các bài toán tối ưu hoạt động mạng. Các vấn đề an toàn thông tin mạng trong hệ thống thu thập dữ liệu y tế sử dụng công nghệ IoT.

Định hướng phát triển

PTN sẽ tiếp tục phát triển theo hai hướng:

  • Tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm ứng dụng IoT và AI trong nông nghiệp, mang lại lợi ích cho người nông dân, hướng đến thương mại hoá.
  • Tối ưu hoá mạng quang, nghiên cứu các công nghệ mạng tiên tiến như mạng quang, đưa ra các công bố tại các tạp chí Q1.

Các hợp tác trong và ngoài nước tiêu biểu:

Phòng thí nghiệm đã tiến hành nhiều hợp tác với:

  • Các phòng thí nghiệm khác trong Viện (phòng thí nghiệm kỹ thuật máy tính, phòng thí nghiệm mô hình hoá).
  • Các đơn vị trong trường (Viện MICA, Viện ĐT-VT).
  • Các đơn vị nghiên cứu khác của Việt nam (PTIT).
  • Các đơn vị nghiên cứu quốc tế của Nhật bản (NICT, Shibaura Institutes, NEC Group), Malaysia (MIMOS, UTM), Singapore (I2R), Đức (University Wuerzburg, FOKUS), Thái lan (Chualalongkorn University).
  • Các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển của nước ngoài (NEC Solution Innovators, Nhật bản).
  • Các tập đoàn công nghệ lớn của Việt nam (VNPT, NEC Việt nam).

Các dự án/ đề tài NCKH trong 5 năm gần đây

Đề tài cấp Bộ
1 Kiểm soát cây trồng dựa trên nền tảng Internet of Things

(chủ trì thực hiện – Ngô Quỳnh Thu)

Bộ Giáo dục và Đào tạo

400 triệu

2014-2017 Nghiệm thu tháng 12/2017
Đề tài hợp tác quốc Tế
2 Open Innovation Platform

(thành viên – Ngô Quỳnh Thu, Nguyễn Linh Giang, Ngô Hồng Sơn)

IVO Forum

1 tỷ 7

2016-2019 Đã hoàn thành
3 Mobile IoT

(thành viên – Ngô Quỳnh Thu, Nguyễn Linh Giang, Huỳnh Thanh Bình)

IVO Forum

1 tỷ 7

2016-2018 Đã hoàn thành
4 A Hybrid Framework for IoT Networks

(thành viên – Ngô Quỳnh Thu)

IVO Forum

1 tỷ 7

2017-2019 Đang thực hiện
5 Asean Forum for Software Defined System on Disaster Mitigation and Smart Cities

(thành viên – Trương Diệu Linh, Ngô Hồng Sơn)

IVO Forum

2 tỷ 8

2016-2019 Đã hoàn thành
6 A Scalable Distributed IoT Framework based on Mobile Robot Technology for High Performance Greenhouse Plant

(chủ trì thực hiện – Ngô Quỳnh Thu)

IVO Forum

2 tỷ 4

2016-2010 Đang thực hiện
7 Farm Tab (thành viên – Ngô Quỳnh Thu) IVO Forum

1 tỷ 7

2019-2021 Đang thực hiện
Đề tài hợp tác doanh nghiệp – đang chờ xét duyệt
8 Nghiên cứu phát triển mạng chuỗi khối tiên tiến cho hệ thống IoT cho các ứng dụng trong y tế

(thành viên – Trần Vĩnh Đức, Ngô Quỳnh Thu, Nguyễn Bình Minh, Đỗ Bá Lâm, Đào Việt Chung…)

VNPT – 2 tỷ 2018-2020 Đang chờ xét duyệt
9 Nghiên cứu phát triển hệ thống trợ giúp quyết định nuôi trồng thuỷ sản dựa trên Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT) –

(chủ trì thực hiện – Ngô Quỳnh Thu, Phạm Ngọc Hưng, Nguyễn Linh Giang)

VNPT – 4 tỷ 7 2018-2020 Đang chờ xét duyệt
10 Xây dựng PTN VNPT-ĐHBKHN và Phát triển công nghệ mới phục vụ sản xuất kinh doanh của VNPT giai đoạn 2018-2020

(chủ trì thực hiện – Ngô Quỳnh Thu)

VNPT – 24 tỷ 2018-2020 Đang chờ xét duyệt
Đề tài NAFOSTED – đã được phê duyệt và chuẩn bị thực hiện
11 Thiết kế và tối ưu xuyên lớp mạng truyền thông quang sử dụng các trạm hạ tầng trên cao

(chủ trì thực hiện – Trương Diệu Linh)

NAFOSTED

700 triệu

2019-2021 Đang thực hiện
Đề tài Nghị định thư
12 Xây dựng kiến trúc hạ tầng an toàn thông tin cho mạng vạn vật trên nền điện toán đám mây

(Chủ trì thực hiện – Nguyễn Linh Giang)

Bộ Khoa học và Công nghệ

2 tỷ 3

2016-2019 Đang thực hiện

Các công bố khoa học tiêu biểu

Bài báo đăng trên các tạp chí ISI

  • Linh D. Truong, Hien T. T. Pham, Ngoc T. Dang, Toi V. Doan. Topology Design and Cross-Layer Optimization for FSO Mesh Networks Impaired by Atmospheric Turbulence and Misalignment Fading. IEEE/OSA Journal of Optical Communications and Networking, Vol. 9, Issue 12, pp. 1097-1107 (Tạp chí Q1)
  • Nguyen Huu Thanh, Doan Van Tung, Ngo-Quynh Thu, Nguyen Canh Nam, Kumbesan Sandrasegaran. Joint scheduling and mapping in support of downlink fairness and spectral efficiency in ieee 802.16e OFDMA system. International Journal of Communication System, Vol. Volume 29, Issue 15 October 2016 Pages 2227–2248, 2016. (Tạp chí Q2)
  • Vinh Tran-Quang, Thu Ngo-Quynh, Minho Jo. A Lateration-localizing algorithm for Energy efficient Target Tracking in Wireless Sensor Networks. Adhoc and Wireless Networks, Vol. vol 1, pp. 1-30, 2017. (Tạp chí Q2)
  • Nguyen Huu Thanh, Vu Anh Vu, Nguyen Duc Lam, Nguyen Van Huynh, Tran Manh Nam, Ngo-Quynh Thu, Thu-Huong Truong, Nguyen Tai Hung, Thomas Magedanz. A Generalized Resource Allocation Framework in Support of Multi-Layer Virtual Network Embedding based on SDN. ELSEVIER’s Journal of Computer Networks, Special Issue on Network Virtualization and Software Defined Networking. Volume 92, Part 2, 9th (Tạp chí Q2)
  • Thu Ngo-Quynh, Vinh Tran-Quang, Quan Nguyen-Trung. Low Delay Communication Protocol for Target Tracking in Wireless Sensors Networks. EURASIP Journal on Wireless Communications and Networking. (Tạp chí Q2)

Bài báo đăng trong kỷ yếu hội nghị tổ chức ngoài nước (Proceedings)

  • “RPL-based Multipath Routing Protocols for Internet of Things on Wireless Sensor Networks”, Quan Le, Thu Ngo-Quynh, Thomas Magedanz, Proceedings of the 2014 International Conferences on Advanced Technologies for Communications (ATC 2014), Hanoi, Vietnam. ISBN: 978-1-4799-6955-5, ISSN: 2162-1020
  • “Multipath RPL protocols for Greenhouse Environment Monitoring System based on Internet of Things”, Thu Ngo-Quynh, Nien Le-Manh, Khoi Nguyen-Nguyen, Proceedings of 12th IEEE International Conference on Electrical Engineering/Electronics, Computer, Telecommunications and Information Technology (ECTI-CON 2015), Huahin, Thailand. IEEE catalog number: 35150
  • “An application for diagnosing lung diseases on Android phone”, Hai Anh Tran, Quynh Thu Ngo, Hoang Pham Huy, In Proceeding of 2015 6th International Symposium on Information and Communication Technology SoICT 2015, Vietnam
  • Dieu Linh Truong, Tien Sy Luong, Phu Long Dinh, Hien T. T. Pham, The Ngoc Dang,. Design and optimization of FSO mesh networks over atmospheric turbulence and misalignment fading channels. International Conference on Advanced Technologies for Communications (ATC), 2016.
  • Dieu-Linh Truong, Elena Ouro, Thanh-Chung Nguyen. Protected Elastic-tree Topology for Survivable and Energy-efficient Data Center. Informatica. 40, 197-206, 2016

Các hình ảnh tiêu biểu

  • Hộp đo AQI và hệ thống sử dụng MQTT/TCP/IP/802.11

       

 

  • Hệ thống thu thập dữ liệu phổi và hỗ trợ chẩn đoán các bệnh liên quan:

 

  • Chồng giao thức CoAP/UDP/IPv6-RPL/6LoWPAN/802.15.4 tiết kiệm năng lượng trên bo mạch Arduino UNO trên hệ điều hành Contiki

Các kết quả nghiên cứu tiêu biểu

Sử dụng công nghệ IoT và AI cho hệ thống thuỷ canh của người dùng tại các thành phố lớn để trộn dinh dưỡng tự động. Dưới đây là ảnh của hệ thống cùng bo mạch và giàn thuỷ canh mẫu triển khai tại PTN

Thông tin về các cán bộ, học viên cao học, nghiên cứu sinh tham gia