GIỚI THIỆU CHUNG:

  • Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC
  • Tên tiếng Anh: Centre for Technology and Solution for Education (Edtech)
  • Giám đốc trung tâm: TS. Phạm Huy Hoàng
  • Phó giám đốc trung tâm: TS. Đặng Tuấn Linh
  • Website: https://daotao.ai
  • ĐT: 097 574 9110

Trung tâm Công nghệ và Giải pháp Chuyển đổi số trong Giáo dục (gọi tắt là Trung tâm EdTech) là đơn vị thuộc trường Công Nghệ Thông tin và Truyền Thông, do Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội ra quyết định thành lập, được đặt tại Trường CNTT&TT và chịu sự quản lý trực tiếp của Trường CNTT&TT.
Trung tâm EdTech được xây dựng với mô hình hoạt động mở, khuyến khích các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước triển khai các nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục, nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, đưa giáo dục chất lượng cao đến với mọi người. Trong mục tiêu dài hạn, Trung tâm EdTech là nơi kết nối các nhóm nghiên cứu, phát triển, triển khai ứng dụng về chuyển đổi số trong giáo dục trong ĐHBKHN cùng với các cơ sở ngoài trường, nhằm phát huy sức mạnh, cùng nhau thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục. Trung tâm được thành lập theo mô hình trung tâm nghiên cứu quốc tế hỗn hợp, theo đó, ĐHBKHN và đơn vị đối tác, Sun* Inc. (Nhật Bản) sẽ cùng đầu tư xây dựng và vận hành trung tâm.

CHỨC NĂNG CỦA TRUNG TÂM
Trung tâm có các chức năng chính sau đây:

1. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi số trong giáo dục;
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học – kỹ thuật;
3. Tổ chức các hoạt động đào tạo ứng dụng công nghệ tiên tiến;
4. Tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo chính quy, đặc biệt là đào tạo sau đại học;
5. Làm cầu nối hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu trong trường ĐHBK với các nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước.

NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM

1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ỨNG DỤNG

  • Tổ chức nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số trong giáo dục, tập trung vào 2 lĩnh vực chính là đào tạo trên mạng qui mô lớn (MOOC) và các hệ thống quản trị đại học (Education ERP…). Các hướng nghiên cứu hỗ trợ cũng được triển khai, bao gồm phân tích dữ liệu (học tập) lớn, hỗ trợ tư vấn học tập tự động, hỗ trợ học tập và đào tạo sử dụng các công nghệ tiên tiến như AI, VR, v.v..
  • Tổ chức các hoạt động trao đổi, hợp tác nghiên cứu với các chuyên gia, các nhóm nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước nhằm cập nhật các hướng nghiên cứu mới trên thế giới. Tổ chức các xê-mi-na nghiên cứu trong phạm vi trung tâm nhằm nâng cao mối liên kết giữa các nhóm nghiên cứu, tạo động lực cho các nhóm nghiên cứu.

2. TƯ VẤN TRIỂN KHAI
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, dựa trên các mô hình thử nghiệm những nền tảng chuyển đổi số, tùy theo nhu cầu của các đơn vị trong và ngoài trường, Trung tâm tiến hành các hoạt động tư vấn triển khai áp dụng.

3. HỖ TRỢ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

  • Tham gia tổ chức và hỗ trợ các hoạt động đào tạo, phát triển năng lực khoa học công nghệ liên quan đến chuyển đổi số trong giáo dục cho sinh viên của Trường ĐHBK Hà Nội và các trường đại học khác, qua đó cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về chuyển đổi số trong giáo dục.
  • Xây dựng tiềm lực phát triển và triển khai ứng dụng về chuyển đổi số trong giáo dục cho đội ngũ cán bộ của ĐHBK Hà Nội và các trường đại học kỹ thuật, các viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở công nghiệp.
  • Tạo dựng môi trường kết hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các chương trình đào tạo có liên quan.
  • Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, ứng dụng với công tác đào tạo sau đại học; và là nơi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thuộc các đề tài luận văn Thạc sỹ, luận án Tiến sỹ, thuộc các ngành liên quan như Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Viễn thông, Kỹ thuật Máy tính, Kỹ thuật phần mềm, v.v…

4. HỢP TÁC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

  • Mở rộng hợp tác với các đơn vị nghiên cứu trong / ngoài Trường, các cơ quan tài trợ nghiên cứu, các đối tác quốc tế, các địa chỉ ứng dụng (cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp) … để xây dựng các đề tài / dự án / chương trình nghiên cứu không những bắt nhịp với xu thế phát triển của Thế giới, mà còn có tiềm năng ứng dụng cao, qua đó nâng cao vị thế của đơn vị trong và ngoài nước.
  • Phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước trong việc phát triển nội dung đào tạo đại học và sau đại học về lĩnh vực chuyển đổi số trong giáo dục.
  • Tiếp nhận, làm chủ, và chuyển giao công nghệ chuyển đổi số trong giáo dục.
  • Hỗ trợ, tư vấn cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức trong khu vực về các vấn đề kỹ thuật liên quan chuyển đổi số trong giáo dục.
  • Tổ chức triển khai các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học song phương và đa phương về lĩnh vực chuyển đổi số trong giáo dục.
  • Tham gia quảng bá kiến thức và thông tin về những tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới về chuyển đổi số trong giáo dục.