Để chuẩn bị cho học kỳ 2023.2 sắp tới, Trường CNTT&TT cần tuyển 129 ứng viên làm trợ giảng cho một số môn học.
I. Yêu cầu chung đối với trợ giảng
- Trợ giảng cần là nghiên cứu sinh, học viên thạc sỹ khoa học hoặc sinh viên đang học năm cuối hoặc còn 1 năm trước khi tốt nghiệp, có điểm CPA các học phần chuyên ngành từ 2.8 trở lên. Với các học phần đại cương như Tin học đại cương sinh viên từ K67 có thể đăng ký tham gia.
- Tích cực, chủ động, có trách nhiệm trong công việc, yêu thích các hoạt động về giảng dạy, chia sẻ kiến thức, hỗ trợ học tập.
- Mỗi môn học cụ thể có thể có những yêu cầu riêng đối với trợ giảng (vui lòng xem thông tin tại bảng).
- 1 trợ giảng tham gia giảng dạy tối đa 120 tiết /1 học kỳ.
II. Quyền lợi của trợ giảng
- Sinh viên sẽ làm việc trực tiếp với các giảng viên trong giảng dạy môn học đăng ký, qua đó giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng trong tổ chức công việc.
- Sinh viên sẽ có cơ hội được trau dồi, củng cố kiến thức cơ bản của môn học được phân công trợ giảng và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo.
- Sinh viên được trau dồi các kỹ năng mềm khác như kỹ năng hiểu và thực hiện đúng mục tiêu/kế hoạch môn học, rèn luyện kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng đứng lớp/truyền đạt thông tin bằng tiếng Việt/tiếng Anh, kỹ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học an toàn và hiệu quả…
- Kết thúc học kỳ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sinh viên được Trường CNTT&TT cấp chứng nhận tham gia hoạt động trợ giảng giúp sinh viên có thêm điểm cộng trong hồ sơ đăng ký các học bổng hỗ trợ tài chính và học bổng du học.
- Sinh viên tham gia trợ giảng được Trường CNTT&TT hỗ trợ thù lao giảng dạy và được tính điểm rèn luyện cho hoạt động này.
III. Mô tả công việc và trách nhiệm của trợ giảng
- Tham gia giảng dạy thực hành theo đề cương môn học và hướng dẫn của giảng viên.
- Phối hợp cùng giảng viên đánh giá quá trình học tập của sinh viên, hướng dẫn giải bài tập/thực hành cho sinh viên.
- Tham gia cùng giảng viên lý thuyết trong các hoạt động hỗ trợ khác cho sinh viên.
IV. Thông tin về các môn học cần trợ giảng
STT |
Tên học phần |
Số lượng trợ giảng cần tuyển |
Yêu cầu bổ sung đối với học phần |
1 |
Tin học đại cương |
37 |
Đạt điểm B+ học phần Tin học đại cương trở lên. Trong số TA đăng ký, cần 12 sinh viên có tiếng Anh tốt để tham gia trợ giảng cho chương trình tiên tiến. |
2 |
Kỹ thuật lập trình |
8 |
Đạt điểm B+ học phần kỹ thuật lập trình hoặc các học phần tương đương |
3 |
Nhóm môn Mạng máy tính/ Computer Networks/ Thiết kế và triển khai mạng IP |
8 |
Học phần Mạng máy tính/An ninh mạng/Quản trị mạng hoặc Thiết kế và triển khai mạng IP đạt điểm B+.
Trong số TA đăng ký, cần 2 sinh viên có tiếng Anh tốt để tham gia trợ giảng cho chương trình tiên tiến. |
4 |
Nhóm môn Cơ sở dữ liệu/ Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu |
11 |
Điểm A môn Cơ sở dữ liệu. Có kinh nghiệm sử dụng 1 hệ quản trị CSDL (SQL Server, PostgreSQL, MySQL,…). Trong số TA đăng ký cần 4 bạn sử dụng tiếng Anh tốt để tham gia trợ giảng cho chương trình tiên tiến. |
5 |
Lập trình hướng đối tượng |
10 |
Điểm B+ học phần Lập trình hướng đối tượng. Yêu thích lập trình, yêu thích tối ưu thiết kế mã nguồn. Trong số TA đăng ký cần 8 bạn sử dụng tiếng Anh tốt để tham gia trợ giảng cho chương trình tiên tiến. |
6 |
Thuật toán ứng dụng |
7 |
-Yêu thích và có kỹ năng thuật toán tốt – Có tham gia các kỳ thi học sinh giỏi tin học, Olympic tin học, ICPC và đã từng học môn Thuật toán ứng dụng đạt điểm A trở lên là một lợi thế. |
7 |
Nhóm môn Điện tử cho CNTT/ Electronics for Information Technology lab |
12 |
Đạt điểm B+ học phần Điện tử cho CNTT và từ điểm A đối với học phần Thực hành Điện tử cho CNTT, yêu thích lắp và phân tích mạch điện tử, sử dụng thành thạo các thiết bị đo đạc điện tử.
Trong số TA đăng ký cần 6 bạn sử dụng tiếng Anh tốt để tham gia trợ giảng cho chương trình tiên tiến. |
8 |
Nhóm môn Hệ nhúng/Embedded Systems |
5 |
Đạt điểm từ B+ học phần Hệ nhúng, yêu thích lĩnh vực hệ nhúng. Trong số TA đăng ký cần 1 bạn sử dụng tiếng Anh tốt để tham gia trợ giảng cho chương trình tiên tiến. |
9 |
Phòng chống tấn công mạng |
1 |
Sinh viên đã học xong học phần và điểm từ B trở lên |
10 |
Thực hành kiến trúc máy tính |
6 |
Đạt từ điểm B+ với HP Kiến trúc máy tính và điểm A với HP Thực hành Kiến trúc máy tính |
11 |
Thực hành ngôn ngữ lập trình C |
4 |
Đạt điểm B+ trở lên đối với học phần này |
12 |
Compiler Construction |
3 |
Đạt điểm B+ trở lên đối với học phần này hoặc học phần IT4182(E) |
13 |
Data Structures & Algorithms Basic Lab |
4 |
Đã học xong và thi đạt học phần IT3011 (hoặc IT3010E); IT3230(E) hoặc IT3170 (E) đạt điểm B+ trở lên là một lợi thế, yêu thích môn học. |
14 |
Tiếng Nhật chuyên ngành 3 |
1 |
1. Nội dung công việc – Làm cố vấn cho sinh viên: Hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập – Tham gia và ghi biên bản cuộc họp định kỳ hàng tuần – Review các slide bài giảng – Kiểm tra và sắp xếp các bài báo cáo 2. Yêu cầu – Có chứng chỉ JLPT N3 trở lên – Có khả năng giao tiếp hội thoại hàng ngày bằng Tiếng Nhật – Đã từng học môn Tiếng Nhật chuyên ngành 3 3. Lợi ích – Có thể phát triển bản thân thông qua việc hướng dẫn người khác – Có cơ hội trải nghiệm tiếng Nhật giao tiếp với người Nhật |
15 |
FE-ITSS Practice in Japanese 2 |
6 |
1. Nội dung công việc – Phiên dịch giữa giáo viên người Nhật và sinh viên: Là cầu nối giữa giáo viên người Nhật và sinh viên, giúp trao đổi thông tin một cách thuận lợi. – Làm cố vấn cho sinh viên: Hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập – Tham gia và ghi chép biên bản cuộc họp định kỳ hàng tuần 2. Yêu cầu – Đã nhận được offer letter của công ty Nhật – Có chứng chỉ JLPT N2 trở lên – Có khả năng giao tiếp hội thoại hàng ngày bằng Tiếng Nhật – Hiểu rõ nội dung và cách thức giảng dạy của môn ITSS1, 2 – Có thể tự phát hiện và cải thiện các vấn đề trong công việc phiên dịch 3. Lợi ích – Có thể hiểu cách làm việc với người Nhật qua trải nghiệm thực tế – Có thể trải nghiệm công việc gần giống với Comtor/BrSE – Cải thiện tất cả 4 kỹ năng tiếng Nhật: nghe, nói, đọc, viết. |
16 |
Tiếng Nhật chuyên ngành 2 |
6 |
1. Nội dung công việc – Làm cố vấn cho sinh viên: chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp học tập của mình với sinh viên – Tham gia các hoạt động của lớp học, hỗ trợ sinh viên – Kiểm tra, chấm điểm Mini test, kiểm tra chuyên cần – Tham gia cuộc họp định kỳ hàng tuần 2. Yêu cầu – Đã từng học môn Tiếng Nhật chuyên ngành 2 – Có khả năng giao tiếp hội thoại hàng ngày bằng Tiếng Nhật 3. Lợi ích – Ôn tập lại nội dung FE bằng tiếng Nhật – Có cơ hội tiếp xúc với nhiều từ vựng và thuật ngữ IT – Có thể phát triển bản thân thông qua việc hướng dẫn người khác |
V. Cách thức đăng ký
- Hình thức đăng ký: theo form đăng ký tại đây.
- Lưu ý sinh viên có thể đăng ký làm trợ giảng cho đồng thời nhiều môn học.
- Thời gian đăng ký: từ 21/12/2023 đến 25/01/2024
- Lịch phỏng vấn: từ 26/01/2024 đến 01/02/2024
- Dựa trên thông tin đăng ký của ứng viên và căn cứ trên kế hoạch học tập của học kỳ, các nhóm chuyên môn sẽ liên hệ để phỏng vấn và sau đó thông báo kết quả tới ứng viên.
- Các ứng viên trúng tuyển sẽ bắt đầu làm trợ giảng cho học kỳ 2023.2, dự kiến bắt đầu từ 19/02/2024.
- Sinh viên muốn biết thêm thông tin về môn học cần trợ giảng có thể liên hệ:
- Nhóm môn Tin học đại cương: Thầy Phạm Thanh Liêm (liempt@soict.hust.edu.vn), cô Trần Thị Dung (dungtt@soict.hust.edu.vn)
- Kỹ thuật lập trình: cô Bùi Thị Mai Anh (anhbtm@soict.hust.edu.vn) và cô Lê Thị Hoa (hoalt@soict.hust.edu.vn)
- Nhóm môn Mạng máy tính/Computer Networks/Thiết kế triển khai mạng IP: Thầy Bùi Trọng Tùng (tungbt@soict.hust.edu.vn)
- Nhóm môn Cơ sở dữ liệu/Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu: Cô Vũ Tuyết Trinh (trinhvt@soict.hust.edu.vn).
- Lập trình hướng đối tượng: cô Nguyễn Thị Thu Trang (trangntt@soict.hust.edu.vn).
- Môn Thuật toán ứng dụng: Thầy Phạm Quang Dũng (dungpq@soict.hust.edu.vn).
- Nhóm môn Điện tử cho CNTT/Electronics for Information Technology lab: Thầy Đỗ Công Thuần (thuandc@soict.hust.edu.vn)
- Nhóm môn Hệ nhúng/Embedded Systems: Thầy Ngô Lam Trung (trungnl@soict.hust.edu.vn).
- Phòng chống tấn công mạng: Thầy Bùi Trọng Tùng (tungbt@soict.hust.edu.vn).
- Thực hành Kiến trúc máy tính: Thầy Nguyễn Đức Tiến (tiennd@soict.hust.edu.vn)
- Thực hành ngôn ngữ lập trình C: Thầy Phạm Quang Dũng (dungpq@soict.hust.edu.vn)
- Compiler Construction: thầy Phạm Đăng Hải (haipd@soict.hust.edu.vn)
- Data Structures & Algorithms Basic Lab: Thầy Phạm Quang Dũng (dungpq@soict.hust.edu.vn)
- Nhóm môn Tiếng Nhật chuyên ngành 2, 3/FE-ITSS Practice in Japanese 2: Cô Trịnh Thị Thuỳ Linh (trinh.thi.thuy.linh@sun-asterisk.com)
- Mọi thông tin khác vui lòng liên hệ:
Cô Trương Thị Vân Thu, Giáo vụ phụ trách, Văn phòng Trường CNTT&TT
Email: thuttv@soict.hust.edu.vn