Chương trình Khoa học Máy tính (mã tuyển sinh: IT1)

Chương trình Khoa học Máy tính (mã tuyển sinh: IT1)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – KHOA HỌC MÁY TÍNH

Là ngành đào tạo truyền thống, có uy tín lâu năm, và có triển vọng nghề nghiệp mở rộng nhất trong số các ngành đào tạo liên quan đến CNTT tại ĐHBK Hà Nôi. Sinh viên theo ngành đào tạo có thể trở thành chuyên gia phát triển phần mềm, chuyên gia phát triển các hệ thống thông tin, chuyên gia thiết kế và phát triển giải pháp CNTT.

MÃ XÉT TUYỂN: IT1

TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN:

  • Xét tuyển tài năng
  • Điểm thi TN THPT: A00, A01
  • Đánh giá tư duy: K00

MÃ XÉT TUYỂN: IT1

TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN:

  • Xét tuyển tài năng;
  • Đánh giá tư duy: K00, K01;

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: 300

ĐIỂM TRÚNG TUYỂN CÁC NĂM TRƯỚC:

Điểm thi Đánh giá tư duy (TSA)

26.27

(2020)

22.25

(2022)

83.90

(2023)

Đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành Khoa học Máy tính theo các định hướng như: Công nghệ Phần mềm và Hệ thống Thông tin. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức cốt lõi ngành, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu để phân tích thiết kế, xây dựng và phát triển các giải pháp phần mềm, cũng như các hệ thống thông tin thông minh.

CƠ HỘI HỌC BỔNG VÀ HỖ TRỢ HỌC TẬP

Học bổng và hỗ trợ tài chính

Bên cạnh các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Khoa học Máy tính có kết quả học tập tốt nhưng khó khăn về tài chính có cơ hội nhận hỗ trợ từ Quỹ học bổng hội cựu sinh viên / hội doanh nghiệp CNTT hoặc từ các tập đoàn lớn như Microsoft, Samsung, Vingroup, VNPT…

Ngoài ra, sinh viên có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tốt có thể tham gia làm trợ giảng (Teaching Assistant – TA, hỗ trợ các thầy cô giảng dạy), hay trợ lý nghiên cứu (Research Assistant – RA, hỗ trợ và cùng làm nghiên cứu với các thầy cô tại hệ thống các phòng thí nghiệm của Trường) với mức thù lao có thể lên tới 4 triệu/tháng, kèm theo Chứng nhận chính thức của Trường để sau này các em có điều kiện thuận lợi xin học bổng du học. Hiện tại, Trường là đơn vị duy nhất triển khai các chương trình này trong Trường.

Học tích hợp cử nhân – thạc sỹ: sinh viên có cơ hội được nhận học bổng miễn giảm học phí của Nhà trường, học bổng hỗ trợ đào tạo sau đại học của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.

Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập

Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi học tập, nghiên cứu hoặc học chuyển tiếp tại các trường đối tác danh tiếng như: Đại học Khoa học Ứng dụng Regensburg (OTH, Đức), Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore), Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Uppsala (Thụy Điển), Đại học Aizu (Nhật Bản), Đại học Công nghệ Tokyo (Nhật Bản)…

Ngoài ra, trong quá trình học sinh Trường được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại hơn 200 doanh nghiệp đối tác của Trường.

Thêm vào đó, Mạng lưới cựu sinh viên của Trường tại Silicon Valley cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn để giúp sinh viên có cơ hội trao đổi, thực tập tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu Thế giới.

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

(4 năm)

Theo ba định hướng:

  • Công nghệ Phần mềm,
  • Hệ thống Thông tin,
  • Phân tích dữ liệu thông minh.

ĐÀO TẠO TÍCH HỢP

CỬ NHÂN – KỸ SƯ

(5.5 năm)

Theo hai định hướng chuyên sâu:

  • Công nghệ Phần mềm,
  • Hệ thống Thông tin.

ĐÀO TẠO TÍCH HỢP

CỬ NHÂN – THẠC SĨ

(5,5 năm)

Theo 3 định hướng:

  • Khoa học Máy tính,
  • Kỹ thuật Máy tính, và
  • Khoa học Dữ liệu

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO

  • Kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức cốt lõi về ngành Khoa học Máy tính bao gồm: hệ thống máy tính; cấu trúc dữ liệu và giải thuật; kỹ thuật lập trình; cơ sở dữ liệu; phân tích thiết kế và phát triển phần mềm; trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu, quản lý dự án…
  • Chuẩn đầu ra và chi tiết chương trình đào tạo xem tại đây.
  • Tùy theo định hướng lựa chọn, người học được trang bị thêm các kiến thức chuyên sâu:
    • Định hướng công nghệ phần mềm: các phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ trong việc phát triển phần mềm, quản lý các dự án phần mềm.
    • Định hướng hệ thống thông tin: các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin và phát hiện tri thức nhằm thiết kế, phát triển, vận hành, bảo trì và đánh giá các hệ thống thông tin.
  • Ngoài ra, người học sẽ được đào tạo thêm:
    • Về kỹ năng: như kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc nhóm;
    • Về ngoại ngữ: sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC 500 trở lên.

CƠ HỘI VIỆC LÀM

Các vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Cơ hội nghề nghiệp cho Cử nhân Khoa học Máy tính:
    • Lập trình viên, kiểm thử viên, tư vấn, giám sát chất lượng, quản trị dự án, trưởng nhóm phát triển;
    • Chuyên viên kỹ thuật tại các phòng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp lớn hoặc các tổ chức Nhà nước.
  • Cơ hội nghề nghiệp cho Kỹ sư Công nghệ Phần mềm:
    • Kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT&TT;
    • Kiến trúc sư, quản trị dự án, chuyên gia tư vấn, trưởng nhóm phát triển phần mềm, giám đốc kỹ thuật…
  • Cơ hội nghề nghiệp cho Kỹ sư Hệ thống thông tin:
    • Kỹ sư tư vấn, thiết kế, xây dựng, đánh giá và quản trị cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức;
    • Kỹ sư hệ thống thiết kế, xây dựng và đánh giá các giải pháp (tích hợp) cho các doanh nghiệp, tổ chức.
  • Cơ hội nghề nghiệp học sau khi học Cử nhân – Thạc sỹ:
    • Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước;
    • Làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học;
    • Cơ hội học bổng rộng mở để chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh tiến sỹ tại các nước tiên tiến.
  • Mức lương khởi điểm trung bình: 15-20 triệu/tháng.

SINH VIÊN TIÊU BIỂU

Nguyễn Hà Đông

Tác giả Flappy Bird

Trần Việt Hùng

 Sáng lập và CEO của GotIt – Startup thành công đầu tiên của người Việt ở Silicon Valley

Vương Quang Khải

 Tác giả phần mềm Zalo, với hơn 100 triệu người dùng trên Thế giới

Tham gia nhóm Zalo Tư vấn tuyển sinh “SoICT Khoa học máy tính – IT1” của Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông để được giải đáp các thắc mắc về CTĐT.