Trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác giữa Trường CNTT&TT, ĐHBKHN và tập đoàn VinGroup, Quỹ VinIF phối hợp cùng Trường CNTT&TT tổ chức sự kiện Bài giảng đại chúng “How to protect privacy with cryptographic methods” của GS. Phan Dương Hiệu và “Ứng dụng các phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu xây dựng cơ sở tri thức chuyên gia người Việt toàn cầu” của TS. Lưu Vĩnh Toàn.
Thời gian: 14h00 – 16h30, Thứ 2, ngày 01 tháng 08 năm 2022
Địa điểm: Hội trường dốc B1, Đại học Bách khoa Hà Nội
Từ 14h00-15h30, “How to protect privacy with cryptographic methods” của Giáo sư Phan Dương Hiệu
Bảo vệ tính riêng tư và dữ liệu cá nhân là một chủ đề nhận được sự quan tâm trong một vài năm trở lại đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ điện toán đám mây, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Trong bài giảng đại chúng, GS. Phan Dương Hiệu sẽ trình bày những giải pháp bảo vệ tính riêng tư dựa trên các phương pháp và kỹ thuật mật mã.
Abstract: Cryptography traditionally supports data confidentiality, integrity, and authenticity. However, when cryptographic protocols are deployed in emerging applications such as cloud services or big data, the demand for security grows beyond these requirements.
Data nowadays are being extensively stored in the cloud, and users also need to trust the authorities/cloud servers that run powerful applications. Collecting user data, combined with powerful tools (e.g., machine learning), can come with a huge risk of mass surveillance or of undesirable data-driven strategies for profit making while ignoring users’ needs.
Privacy protection, which allows individuals to have control over how their personal data is collected and used, therefore, becomes more and more critical. New techniques should be developed, first, to protect personal privacy, and, second, to reduce centralized trust in authorities or in technical solutions providers. In this talk, we discuss privacy-preserving solutions with techniques in cryptography.
Giáo sư Phan Dương Hiệu: Giáo sư Phan Dương Hiệu hiện đang công tác tại Viện Bách khoa Paris (Institut Polytechnique de Paris) và là trưởng nhóm An ninh mạng – Mật mã tại trường Viễn thông Paris (Télécom Paris). Giáo sư Phan Dương Hiệu nhận bằng Tiến sĩ năm 2005 và Tiến sĩ khoa học năm 2014 về Mật mã tại trường Đại học hàng đầu nước Pháp Ecole Normale Supérieure (ENS). Từ 2005-2006, ông làm post-doc tại University College London, và trở thành maître de conférences tại LAGA, Đại học Paris 8-13 trong 8 năm từ 2007-2015. Năm 36 tuổi, ông là Giáo sư tại Viện nghiên cứu XLIM, ĐH Limoges, Pháp, đồng thời là thành viên liên kết của Nhóm Mật mã tại Đại học ENS. Từ năm 2013, GS. Phan Dương Hiệu là thành viên của Ủy ban điều hành hội mật mã châu Á. Ông còn là đồng chủ tịch hội nghị Asiacrypt 2016 tại Hà Nội cùng GS. Ngô Bảo Châu. Từ năm 2020, ông là Giáo sư tại Télécom Paris, Institut Polytechnique de Paris và là trưởng nhóm An ninh mạng – Mật mã. Các nghiên cứu của GS. Phan Dương Hiệu tập trung vào mật mã, đặc biệt là mã hóa công khai, chữ kí số, mã hóa phát sóng, mã hóa chức năng và hệ thống mật mã phân cấp.
Từ 15h30-16h30, “Ứng dụng các phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu xây dựng cơ sở tri thức chuyên gia người Việt toàn cầu” của TS. Lưu Vĩnh Toàn
TS. Lưu Vĩnh Toàn, Chuyên gia Công nghệ tại Move Digital AG, Thụy Sĩ – CTO VietSearch.org sẽ giới thiệu về kiến trúc, các phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu trong dự án BDAVO và nền tảng vietsearch.org, sau đó ông sẽ demo ngắn một vài tính năng của hệ thống. Tiến sĩ Lưu Vĩnh Toàn nhận học vị Tiến sĩ trong lĩnh vực Các hệ thống tìm kiếm thông tin phân tán tại Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo, Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Lausanne (EPFL) năm 2007. Ông có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thu thập và xử lý thông tin trong một số công ty và startup ở Thụy Sĩ, nơi ông giữ vị trí lãnh đạo nghiên cứu và đổi mới trong công nghệ tìm kiếm dữ liệu. Ông cũng đã tham dự và trình bày tại một số Hội nghị quốc tế về xử lý dữ liệu và dữ liệu lớn trên thế giới từ năm 2005 đến 2015. Ông là đồng sáng lập dự án VietSearch, nền tảng tìm kiếm dữ liệu chuyên gia và dịch vụ Việt toàn cầu, là dự ánđã đạt giải thưởng Nhân tài đất Việt 2019 và là 1 trong 76 công trình tiêu biểu được liệt kê trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam nhân kỷ niệm quốc khánh 76 năm nước Việt nam. Dự án cũng đã nhận được tài trợ cho nghiên cứu và phát triển từ quỹ VinIF năm 2020. Ông cũng tham gia giữ các vai trò giám đốc công nghệ, giám đốc phát triển sản phẩm của một số dự án hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam như V-Space, tham gia đóng góp chiến lược chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam và tư vấn cho các dự án xử lý, tìm kiếm dữ liệu cho bộ Truyền thông thông tin.