Ta Hai Tung
Dean, School of Information and Communication Technology
Associate Professor, Department Of Computer Engineering
Tiến sỹ (Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Torino, Italia, 2010)
Thạc sỹ (Định vị dẫn đường và Các ứng dụng liên quan, Đại học Bách khoa Torino, Italia, 2006)
Thạc sỹ Khoa học (Công nghệ Thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2005)
Kỹ sư (Công nghệ Thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2003)
Email: tung.tahai@hust.edu.vn / tungth@soict.hust.edu.vn
Web: https://soict.hust.edu.vn
Lĩnh vực nghiên cứu
- Các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu;
- Các công nghệ định vị sử dụng sóng vô tuyến;
- Xử lý tín hiệu định vị vệ tịnh;
- Các công nghệ chế tạo bộ thu vô tuyến sử dụng phần mềm
Các nghiên cứu quan tâm
- Thiết kế bộ thu GNSS;
- Các kỹ thuật định vị chính xác;
- Các giải pháp tích hợp định vị và truyền thông;
- Các kỹ thuật tích hợp định vị sử dụng vệ tinh (GNSS) và định vị quán tính (INS);
- Các giải pháp nâng cao độ tin cậy và an toàn định vị: phát hiện và chống phá sóng và giả mạo tín hiệu;
- Các dịch vụ hướng vị trí LBS
Giới thiệu
PGS. Tạ Hải Tùng hiện đang công tác tại Bộ môn Truyền thông và Mạng Máy tính (TT&MMT), Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT), Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN). PGS. Tùng nhận bằng Tiến sỹ về lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, chuyên ngành các công nghệ định vị sử dụng vệ tinh, do ba đại học bách khoa (ĐHBK Torino, ĐHBK Milano, và ĐHBK Bari) cấp vào năm 2010, trong khuôn khổ chương trình đào tạo tiến sỹ chất lượng cao liên trường kỹ thuật Cộng hòa Italia (Scuola Interpolitecnica di Dottorato).
Trong các năm từ 2009 đến 2011, PGS. Tùng là nghiên cứu viên tại Phòng Thí nghiệm Định vị và Dẫn đường sử dụng vệ tinh (SNAP lab), trực thuộc Đại học New South Wales (Úc), và tại Khoa Điện tử thuộc ĐHBK Torino.
PGS. Tùng là giảng viên tại Bộ môn TT&MMT từ 11/2003. Từ 11/2011 đến 11/2018, ông là Giám đốc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS) thuộc ĐHBK Hà Nội. Trung tâm được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa ĐHBK Hà Nội, ĐHBK Torino, ĐHBK Catalonia (Tây Ban Nha), và Viện Nghiên cứu Cao cấp Mario Boella (Italia) vào năm 2010 trong khuôn khổ Dự án FP7-SEAGAL về thúc đẩy sự phát triển công nghệ định vị sử dụng vệ tinh Châu Âu tại Động Nam Á. Từ 11/2018, PGS. Tùng được bổ nhiệm là Viện trưởng Viện CNTT&TT.
Các định hướng nghiên cứu chính của PGS. Tùng bao gồm: các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, các công nghệ định vị sử dụng sóng vô tuyến, xử lý tín hiệu định vị vệ tịnh, và các công nghệ chế tạo bộ thu vô tuyến sử dụng phần mềm. PGS. Tùng đã công bố hơn 70 công trình khoa học bao gồm: các bài báo trên tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị; các báo cáo mời; các bài giảng…
Từ năm 2016 đến 2019, PGS. Tùng được bầu là Chủ tịch Tổ chức Công nghệ định vị đa hệ thống Châu Á (MultiGNSS Asia) – tổ chức về công nghệ định vị sử dụng vệ tinh lớn nhất Châu Á và Châu Đại dương.
Tháng 12/2013, PGS. Tùng được Giải thưởng Quả Cầu vàng cho 10 tài năng trẻ Khoa học Công nghệ do Trung ương Đoàn và Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng. Tháng 11/2015, PGS. Tùng là đồng trưởng nhóm đạt Giải Nhất duy nhất của Nhân tài Đất Việt năm 2015 – Giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam. Tháng 11/2020, PGS. Tùng được Tổng thống Công hòa Italia trao tặng Huận chương Công trạng, tước hiệu Hiệp sỹ, vì những đóng góp của PGS trong nghiên cứu khoa học, cũng như phát triển hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực khoa học – công nghệ. Tháng 6/2021, đại diện cho nhóm nghiên cứu của Trung tâm NAVIS, PGS. Tùng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao bằng khen về những đóng góp trong thực hiện Dự án Sản xuất, Cấp và Quản lý Căn cước Công dân của Bộ Công an.
Các công trình khoa học tiêu biểu
- Van Hoang H., Nguyen T.D., Ta T.H., Povero G., Troglia Gamba M. (2021) GNSS-Based Solutions for Road Applications in Vietnam. In: Anderle M. (eds) Innovations in Land, Water and Energy for Vietnam’s Sustainable Development. UNIPA Springer Series. Springer, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-030-51260-6_15
- Ta T.H., La V.T., Van Hoang H., Vannucchi M., Povero G., Belforte G. (2021) Collaborative RTD for Precise and Reliable GNSS Based Positioning for Land Management. In: Anderle M. (eds) Innovations in Land, Water and Energy for Vietnam’s Sustainable Development. UNIPA Springer Series. Springer, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-030-51260-6_8
- Viet Khoi Nguyen, Adria Rovira-Garcia, José Miguel Juan, Jaume Sanz, Guillermo González-Casado, Tung Hai Ta, Measuring phase scintillation at different frequencies with conventional GNSS receivers operating at 1 Hz, Journal of Geodesy volume 93, pages1985–2001 (2019).
- H.L. Nguyen, M. T. Gamba, E. Falletti, T. H. Ta. “Situational Awareness: Mapping Interference Sources in Real-Time Using a Smartphone App”, Sensors 18(12), November 2018.
- T. T. T. Nguyen, V. T. La, T. H. Ta, “A Novel Residual Frequency Estimation Method for GNSS Receivers”, Sensors 18(1): 119, Jan 2018.
- T. T. Nguyen, B. Motella, D. Margaria, T. H. Ta, “Design and Validation of a Flexible Software-Based Generator of Realistic GNSS Signals”, in Proceedings of European Navigation Conference 2017, ENC-GNSS 2017, Lausanne, Switzerland, May 9-12, 2017.
- M. T. Gamba, M. D. Truong, B. Motella, E. Falletti, T. H. Ta, “Hypothesis testing methods to detect spoofing attacks: a test against the TEXBAT datasets”, GPS Solutions, vol. 21, Issue 2, Pages 577-589, April 2017.
- D. Nguyen, V. T. Tran, T. H. Ta, L. L. Presti “An ultra-low-cost antenna array frontend for GNSS application”, Proceedings of International Global Navigation Satellite Systems Society Symposium, IGNSS 2016, Sydney, Australia, December 6-8, 2016.
- D. Nguyen, T. H. Ta, L. L. Presti, “An ultra low-cost antenna array frontend for GNSS application” in Proceedings of European Navigation Conference, ENC-GNSS 2016, Helsinki, Finland, May 30 – June 2, 2016.
- D. Nguyen, T. H. Ta, L. L. Presti, “A software-based multi-IF output simulator”, In Proceedings of International Symposium on GNSS (IS-GNSS 2015), Kyoto, Japan, November 16-19, 2015.
- T. T. Nguyen, B. Montella, D. Margaria, T. H. Ta, Letizia Lo Presti, “A New Design of GNSS Narrowband Interference Mitigation Based on Notch Filters”, In Proceedings of International Symposium on GNSS (IS-GNSS 2015), Kyoto, Japan, November 16-19, 2015
- T. H. Ta, M. Pini, and L. L. Presti, “Combined GPS L1C/A and L2C Signal Acquisition Architectures Leveraging Differential Combination”, IEEE Transactions on Aerospace and Electronic Systems, vol. 50, Issue 4, pp. 3212 – 3229, October 2014. (SCI)
- T. H. Ta, N. Shivaramaiah, A. Dempster, L. L. Presti, “Significance of Cell Correlations in GNSS Matched Filter Acquisition Engines”, IEEE Transactions on Aerospace and Electronic Systems, vol. 48, Issue 2, pp. 1264 – 1286, April 2012. (SCI)
- T. H. Ta, S. Qaisar, A. Dempster, F. Dovis, “Partial Differential Post Correlation Processing for GPS L2C Signal Acquisition,” IEEE Transactions on Aerospace and Electronic Systems, vol. 48, Issue 2, pp. 1287 – 1305, April 2012. (SCI)
Giải thưởng, khen thưởng
- 2021: Bằng khen Thủ tướng Chính phủ về thành thích trong thực hiện Dự án Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư, và Dự án Sản xuất, Cấp và Quản lý Căn cước Công dân.
- 2020: “Ordine della Stella d’Italia: Cavaliere”, Huân chương Công trạng Italia, tước hiệu Hiệp sỹ, do Tổng thống Cộng hòa Italia trao tặng.
- 2016 – 2019: Đồng Chủ tịch Tổ chức Công nghệ định vị đa hệ thống Châu Á (MultiGNSS Asia) – tổ chức về công nghệ định vị sử dụng vệ tinh lớn nhất Châu Á và Châu Đại dương.
- 2015: Giải Nhất Nhân tài Đất Việt 2015.
- 2013: Giải thưởng Quả Cầu vàng cho 10 tài năng khoa học công nghệ năm 2013, do TƯ Đoàn và Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng.
Giảng dạy
- IT4690: Mạng không dây và Truyền thông di động
- IT4700: Các hệ thống thông tin vệ tinh
- IT3082: Mạng máy tính
Dự án hiện tại
- Dự án BELS+ về thúc đẩy sự phát triển của Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh Châu Âu tại khu vực Đông Nam Á; Tài trợ: Chương trình Horizon 2020 của Liên minh Châu Âu; Thời gian: 2018 – 2020; Vai trò: Chủ trì phía ĐHBK Hà Nội.
- Đề tài Nghị định thư Việt Nam – Italia: “Nghiên cứu, phát triển hệ thống giám sát và phát hiện các hiện tượng bất thường trong tín hiệu định vị nhằm đảm bảo an toàn/an ninh định vị GNSS/GPS tại Việt Nam”; Mã số: 03/2018/HĐ-NĐT; Tài trợ: Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Italia; Thời gian: 2018 – 2020.